Bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới


Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm về phía Tây của Biển Đông, có chiều dài bờ biển trên 3.260 km, trải dài từ Bắc xuống Nam, cùng với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, bao gồm cả 2 quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Công ước của Liên hp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Luật Biển Việt Nam năm 2012 thì biển nước ta được xác định theo 5 vùng: Nội thuỷ, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa; với tổng diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông, là tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự rất quan trọng [1].

Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Trong những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”[2].

Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước [3].

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...Chúng ta cần thống nhất phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất di bất dịch, không thể để bị xâm phạm, không thể đánh đổi và không thể nhân nhượng. Các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì chúng ta có chính nghĩa, song cũng phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu tối thượng. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, cho nên phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng. Trên cơ sở đó, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia; bảo vệ nguồn lợi cho đất nước; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, sự phát triển bền vững của kinh tế biển; duy trì an ninh chính trị, bảo đảm an toàn cho sản xuất, tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm chủ quyền trên vùng biển và thềm lục địa của quốc gia là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Việc quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước với quả trình kinh tế - xã hội, các hoạt động trên biển, đảo nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ, các hoạt động đó trong trật tự, theo đúng định hướng của Nhà nước trong việc thăm dò, khai thác các tiềm năng của biển, thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực. Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia có nội dung toàn diện phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà Việt Nam đã ký với các nước có liên quan. Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia bao gồm: Bảo vệ chủ quyền; quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển. Vùng biển bao gồm: Vùng nội thủy; lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế; thềm lục địa; các đảo và quần đảo. Quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển còn là bảo vệ các quyền của quốc gia về biển phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà nước ta đã ký với các nước có liên quan. Đó là quyền của quốc gia về bảo tồn, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng trời, các đảo và quần đảo. Quản lý, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo quốc gia là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài. Diện tích biển của Việt Nam chiếm gần 30% Biển Đông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền. Việt Nam còn có chủ quyền với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Tài nguyên vùng biển và ven biển nước ta được đánh giá rất phong phú và đa dạng, phân bố rộng khắp trên dải đất liền ven biển đến các vùng nước ven bờ, các hải đảo và các vùng biển. Cả nước có 63 tỉnh, thành phố thì có 28 tỉnh, thành ven biển, trong đó có 12 huyện đảo. Trên 50% số dân của nước ta sống ở các tỉnh ven biển. Đó vừa là những điều kiện khách quan thuận lợi để chúng ta phát triển đa dạng Các ngành kinh tế biển, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn trong quản lý, bảo vệ biển đảo và khai thác lợi thế kinh tế từ biển, đảo [2].

Biển Đông là một biển lớn của Thái Bình Dương, nằm ở phía Đông lục địa Việt Nam, tiếp giáp với nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc (gồm cả Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Xingapo, Inđônêsia, Brunây và Philippin. Vấn đề tranh chấp ranh giới các vùng biển và thềm lục địa giữa các nước trong khu vực tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, làm cho tình hình trong khu vực vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn. Vì vậy, quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là bảo vệ đặc quyền của quốc gia về bảo tồn, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển ở những nơi đó; thực chất là bảo vệ lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia. Mặc dù, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia của dân tộc đã được luật pháp quốc tế công nhận, song các nước đế quốc và các thế lực bành trướng vẫn luôn tìm mọi âm mưu và thủ đoạn để xâm phạm, can thiệp bằng nhiều hình thức khác nhau. Lịch sử dân tộc ta cho thấy, để thực hiện được mục tiêu giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phải trải qua gần nửa thế kỷ đấu tranh gian khổ, hy sinh nhiều xương máu mới giành được. Điều đó cũng cho thấy, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước XHCN mới đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đưa đất nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu do chiến tranh kéo dài trở thành một nước đang phát triển có thu nhập trung bình; công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng đang được đẩy mạnh, quyết tâm thực hiện thành công công cuộc đổi mới để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; niềm tin của Nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố vững chắc.

Đối với Việt Nam, Tổ quốc là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tổ quốc phải gắn với Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta, một mặt chủ động, tích cực, kiên quyết đấu tranh với những hoạt động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quc gia, dân tộc, chống âm mưu "DBHB" và các hoạt động lợi dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta; mặt khác, chủ động, tích cực giải quyết từng bước những tồn tại về biên giới lãnh thổ trên biển và đất liền với các nước liên quan nhằm thúc đẩy quan hệ hu nghị, hợp tác, góp phần củng cố hoà bình, an ninh khu vực, đồng thời tăng cường thế và lực của đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ T quốc. Chúng ta đã ký Thoả thuận khai thác chung vùng biển chồng lấn với Malaysia; ký Hiệp định phân định vùng biển chồng lấn; ký Hiệp định v biên giới trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; ký Hiệp định phân định ranh giới thm lục địa với Indonexia; ký Hiệp định v biên giới trên bộ với Campuchia…[3] Trong những năm tiếp theo cần phải kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển đảo phải gắn với chủ nghĩa xã hội, gắn với bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc là mục tiêu bất di bất dịch của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Trước những diễn biến mau lẹ, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trên Biển Đông, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nâng cao cảnh giác, chủ động nắm chắc, dự báo chính xác mọi động thái, ngăn ngừa nguy cơ xung đột từ sớm, từ xa, kiên quyết không để mất dù là một sải biển, một tấc đảo.

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh tổng hp của mọi lực lượng; kết hợp chặt chẽ các biện pháp đấu tranh chính trị, kinh tế, pháp lý, ngoại giao và trên thực địa. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, tình hình Biển Đông đang có những diễn biến rất phức tạp, nguy cơ gây mất ổn định, xảy ra xung đột trên biển rất cao nếu như các lực lượng thực hiện nhiệm vụ không thực hiện nghiêm đối sách, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề trên biển cũng như phương châm, tư tưởng chỉ đạo của từng nhiệm vụ. Bác Hồ kính yêu cũng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” [5]. Những lời dạy đó luôn nhắc nhở chúng ta hôm nay phải luôn ghi nhớ, trong khi đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, không được một giây phút lơ là nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Thông tin và truyền thông, Cẩm nang cung cấp thông tin về chủ quyền và tuyên truyền phát triển bền vững biển đảo Việt Nam. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, 2022. Trang 13; 26.

[2]. Quân chủng Hải quân Việt Nam, Bài giảng chính trị: Tăng cường quốc phòng an, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới,  2022.

[3]. Trung đoàn 251 Hải quân, Quân chủng Hải quân Việt Nam, Bài giảng chính trị: Biển, đảo Việt Nam và bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay,  2022.

[4]. PGS, NGND LÊ MẬU HÃN, “Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn...”, Báo nhân dân hằng tháng, 5/3/2013.

 

Tin mới hơn

Tin cũ hơn